Thời đại đồ đá mới Việt_Nam_thời_tiền_sử

Văn hóa Hòa Bình

Bài chi tiết: Văn hóa Hòa Bình

Những di chỉ khảo cổ phát hiện ở các hang động Hòa Bình rất phong phú và khá dày đặc tạo thành thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình".[5] Hòa Bình, một địa danh bên dòng sông Đà, là nơi đầu tiên các nhà khảo cổ học khám phá ra một nền văn hóa thuộc cuối thời kỳ đồ đá cũ đến thời kỳ đồ đá mới trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.

Đặc điểm Bắc Bộ.

Cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của bà Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội(?) được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời kỳ đồ đá cũ đến thời kỳ đồ đá mới. Qua thời gian, tất nhiên, cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Lúc đầu, nó chỉ nói về nền văn hóa có khoảng không gian là miền Bắc Việt Nam, và khoảng thời gian không quá 5 Ka BP.

Nhưng khoảng không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem "Văn hóa Hòa Bình" vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa BìnhMiến Điện, Campuchia, Lào, Malaysia, Sumatra, Thái Lan, Ấn Độ, Tứ Xuyên... Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. Wilhelm G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến Philippines, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Văn hóa Ngưỡng Thiều (仰韶, Yangshao) và Văn hóa Long Sơn (龍山, Longshan). Về thời gian, ông không định rõ, nhưng tuyên bố không ngạc nhiên nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đã có tại Hòa Bình từ 15 Ka BP, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén tìm thấy ở Bắc Úc có tuổi khoảng 20 Ka BP xác định bằng đồng vị cacbon C-14 [cần dẫn nguồn] [note 1] có nguồn gốc từ nền Văn hóa Hòa Bình (?). Đấy là chưa kể đến dự phóng của ông về niên đại Hòa Bình lên đến 50 Ka BP khi ông viết "Đông Nam Á và tiền sử học thế giới" đăng trong Viễn Cảnh châu Á, tập XIII năm 1970.

Riêng trong phạm vi nước Việt Nam ngày nay, Văn hóa Hòa Bình được khoa học khảo cổ phân chia thành ba thời kỳ:

  • Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là Di chỉ Thẩm Khuyên (32,1 ± 0,15 Ka BP), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (25,10 ± 0,3 Ka BP).
  • Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi Di chỉ Xóm Trại (20,0 ± 0,15 Ka BP), Làng Vành (18,47 ± 0,08 Ka BP).
  • Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng Di chỉ Thẩm Hoi (12,875 ± 0,175 Ka BP), Sũng Sàm (11,365 ± 0,08 Ka BP, BLn - 1541/I).

Văn hóa Bắc Sơn

Bài chi tiết: Văn hóa Bắc Sơn

Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa ở Việt Nam vào sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ 10 đến 8 Ka BP. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn), nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.

Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật. Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người.

Văn hóa Quỳnh Văn

Bài chi tiết: Văn hóa Quỳnh Văn

Văn hóa Quỳnh Văn (thời đại đồ đá mới, khoảng 6.000 – 3.500 năm cách ngày nay) được phát hiện từ những năm 1930 bởi các học giả người Pháp. Cho đến nay đã có hơn 70 năm nghiên cứu với 21 di tích, phân bố ở ven biển Nghệ AnHà Tĩnh, chủ yếu tập trung xung quanh vịnh biển cổ Quỳnh Lưu. Đây là các di tích "đống rác bếp" (Kjökkenmodding), thành phần chủ yếu là các loại điệp. Trong các lớp điệp còn có xương cốt động vật, di vật đá, gốm và bếp lửa. Công cụ đá Quỳnh Văn ít về số lượng, nghèo nàn về loại hình, kỹ thuật ghè đẽo thô sơ, chủ yếu được tạo từ đá gốc. Loại hình thường thấy là các công cụ không xác định, công cụ hình đĩa, công cụ hình múi bưởi, công cụ hình rìu dài và công cụ hình rìu ngắn. Đồ gốm thô, hầu hết là đồ đun nấu với kích thước lớn, được tạo hình bằng tay kết hợp với bàn đập hòn kê. Đồ gốm có bốn loại chủ yếu: gốm đáy tròn văn in đập, gốm đáy tròn văn thừng, gốm đáy tròn văn thừng ở mặt ngoài và văn chải ở mặt trong, gốm đáy nhọn văn chải 2 mặt. Gốm đáy nhọn, văn chải 2 mặt là đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hóa Quỳnh Văn. Các loại hình hiện vật khác như xương, đồ trang sức có số lượng ít.

Văn hóa Cái Bèo

Bài chi tiết: Văn hóa Cái Bèo

Văn hóa Cái Bèo có niên đại trước nền văn hóa Hạ Long. Di chỉ Cái Bèo được phát hiện vào năm 1938 trong lần tiến hành thám sát khảo cổ học ven biển khu vực liên quan thuộc vùng vịnh Hạ Long ngày nay. Di chỉ Cái Bèo khai quật được hơn 479 công cụ như chày, bàn nghiền, bàn mài, hòn kê, rìu bôn, đục, chì lưới … bằng đá cuội. Đồ gốm thô cứng làm từ đất sét và cát hạt khô, bếp, di cốt người; các xương răng động vật, xương thú như lợn rừng, nai, dê núi. Theo các nhà khảo cổ học, di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hóa Hạ Long, bởi phân tích rõ ra là cư dân Cái Bèo cùng với thời gian và xu hướng chuyển cư của người Hòa Bình – Bắc Sơn từ vùng núi xuống biển. Sau đợt biển tiến Haloxen Trung làm nảy sinh các hoạt động kinh tế riêng biệt của từng vùng. Riêng cư dân đảo Cát Bà, trong đó có người cổ Cái Bèo làm nghề đánh cá là chủ yếu.

Văn hóa Đa Bút

Bài chi tiết: Văn hóa Đa Bút

Văn hóa Đa Bút thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá mới, cách đây từ 5.000 đến 6.000 năm. Không gian của văn hóa Đa Bút là dải đất nằm từ hữu ngạn sông Đáy đến lưu vực sông Mã thuộc các tỉnh Ninh BìnhThanh Hóa ngày nay. Tính đến năm 2010, đã có hơn 10 điểm văn hóa Đa Bút được phát hiện và khai quật.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_Nam_thời_tiền_sử http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2004/09/3B9AE385... http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/01/3B9B... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/cluster/... http://baotintuc.vn/du-lich/danh-thang-trang-an-xu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://mysonsanctuary.com.vn/tam-diem/59/600/quan-... http://www.binhthuan.gov.vn/khtt/vanhoa/0005/0001/... http://www.dsvh.gov.vn/Upload/files/Tap%20chi%20DS... http://baoninhbinh.org.vn/trang-an-huong-toi-di-sa... http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2004/08/230204/